Home Kiến Thức Điểm danh các thẻ HTML bổ trợ cho SEO

Điểm danh các thẻ HTML bổ trợ cho SEO

by haduyson

Thẻ <meta> trong HTML là rất nhiều, lên google tìm và đọc về chúng cũng khá dễ dàng, nhưng thẻ <meta> nào có thể hỗ trợ cho SEO thì ít người nói đến. Với kinh nghiệm của bản thân, bài viết này mình sẽ đưa ra các thẻ <meta> có thể hỗ trợ tốt trong SEO .


1. Meta Title

<title>tiêu đề</title>

Meta Title là thẻ tiêu đề website, một thẻ chắc chắn không thể thiếu trong công đoạn tối ưu onpage HTML, tiêu đề này sẽ được hiển thị khi tìm kiếm trên Google.

Thẻ Meta Title khi tìm kiếm trên Google nó chỉ hiển thị 60-70 ký tự, trong trường hợp title của bạn >70 ký tự thì bạn nên tối ưu lại để có thể SEO tốt hơn, tuy nhiên ở trường hợp bất khả kháng thì đành chấp nhận. Chúng ta có thể chấp nhận độ dài 65-100 ký tự để hiển thị đầy đủ tiêu đề có ý nghĩa.


2. Meta Description

<meta name=”description” content=”nội dung mô tả” />

Meta Description là thẻ có chức năng mô tả tóm tắt nội dung của website / bài viết,  nội dung mô tả này được google hiển thị khi tìm kiếm là khoảng 160 ký tự. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, đôi khi Google lại cho hiển thị tới 160-250 ký tự ở phần mô tả.


3. Meta Keywords

<meta name=”keywords” content=”từ khóa” />

 Meta Keywords là thẻ mô tả từ khóa của website, các bộ máy tìm kiếm cũng không đánh giá cao thẻ này vì một lý do thời gian trước các SEO mũ đen đã lạm dụng thẻ này quá. Cho nên bạn có thể bỏ qua thẻ Meta Keywords này.


4. Meta Robots

<meta name=”robots” content=”noodp,index,follow” />

Meta Robots là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm nhìn nhận về website của bạn. Dưới đây là các giá trị khai báo:

all

Bọ tìm kiếm đánh chỉ số tất cả (ngầm định).

none

Bọ tìm kiếm không đánh chỉ số gì hết.

index

Đánh chỉ số trang Web.

noindex

Không đánh chỉ số trang, nhưng vẫn truy vấn đường dẫn URL.

follow

Bọ tìm kiếm sẽ đọc liên kết siêu văn bản trong trang và truy vấn, xử lý sau đó.

nofollow

Bọ tìm kiếm không phân tích liên kết trong trang.

noarchive

Không cho máy tìm kiếm lưu vào bộ nhó bản sao trang Web.

nocache

Chức năng như thẻ noarchive nhưng chỉ áp dụng cho MSN/Live.

nosnippet

Không cho bọ tìm kiếm hiển thị miêu tả sinppet của trang trong kết quả tìm kiếm và không cho phép chúng hiển thị trong bộ nhớ (cache hay caching).

noodp

Ngăn máy tìm kiếm khỏi việc tạo các miêu tả description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả tìm kiếm.


5. Meta Revisit After

<meta name=’revisit-after’ content=’1 days’ />

Meta Revisit After là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm thời gian ghé thăm lại website của bạn. Thực sự mà nói thì bây giờ bản thân mình cũng cứ đặt vậy thôi chứ không biết Bots Google nó có mò vào nhờ thẻ này nữa không, nhưng đôi khi thà thừa còn hơn thiếu các bạn ạ =))


6. Meta Content Language

<meta http-equiv=”content-language” content=”vi” />

Meta Content Language là thẻ khai báo ngôn ngữ của website bạn, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.


7. Meta Content Type

<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″ />

Meta Content Type là t hẻ mô tả để khai báo mã hiển thị ngôn ngữ cho website.


8. Link Favicon

<link href=”favicon.ico” rel=”shortcut icon” type=”image/x-icon” />

Link  Favicon là thẻ hiển thị icon của website trên trình duyệt, thẻ này cũng khá cần thiết trong SEO.


9. Canonical

<meta rel=”canonical” href=”http://example.com/post.html”/>

Thẻ Meta Canonical để hỗ trợ Webmaster thông báo với Google (hoặc các bộ máy tìm kiếm khác) cho biết nội dung nào trên website của họ là nội dung gốc. Với việc bài viết A đặt thẻ Canonical này và điều hướng qua bài viết B khác để khai báo rằng nội dụng bài viết B chính là nội dung gốc. Hay nói ngắn gọn hơn, thẻ Canonical chính là để khai báo cho Google đừng bận tâm tới các bài viết được sao chép từ bài khác.


Kết luận: Sau khi đi qua tìm hiểu các thẻ trên, tổng kết lại website của bạn nên có những thẻ phù hợp để các bộ máy tìm kiếm hiểu và index nhanh nhất.

You may also like